Edit page

Fanpage M&M's thu về 26.000 lượt like, mở rộng độ nhận diện thương hiệu nhờ vào minigame “Eye-Spy Pretzel”

Đăng bởi: Đại Anh. Ngày đăng:02/06/2022

Thương hiệu M&M's

M&M's là một trong những thương hiệu chocolate hàng đầu thế giới, thuộc tập đoàn sản xuất bánh kẹo Mars. Được thành lập vào tháng 10 năm 1941, thương hiệu chocolate nổi tiếng này đã có mặt trên khắp 100 quốc gia khác nhau và nhận được đông đảo sự ưa thích của người dùng.

Với hình ảnh đặc trưng là những viên kẹo tròn sắc màu cùng nhân chocolate, cho tới ngày hôm nay, gần 80 năm trên thị trường, vị thế và đặc của M&M's vẫn chưa bao giờ bị thay thế. Vậy, M&M's đã làm gì để luôn giữ được sức nóng cho thương hiệu, đồng thời ghi dấu ấn trong tâm trí người dùng về hình ảnh thương hiệu. Dưới đây là một ví dụ.

Minigame Eye-Spy Pretzel

Vào năm 2010, M&M's thực hiện chiến dịch quảng bá dòng sản phẩm kẹo vị bánh pretzel của mình. Ba năm kể từ lần đầu r a mắt thương hiệu, M&M's muốn mang đến một chiến dịch thật bùng nổ, nhằm mang thương hiệu lại gần với tệp khách hàng tiềm năng.

Để quảng cáo sản phẩm trên, M&M's đã tung ra một chiến dịch tiếp thị khổng lồ, trong đó bao gồm một minigame trên nền tảng Facebook mà sau này được nhận định là cực kỳ thành công tại thời điểm ra mắt, Eye-Spy Pretzel.

Kịch bản của Eye-Spy Pretzel thì cũng đơn giản thôi. Thương hiệu bánh kẹo của Mars đã tung ra một bức hình trên nền tảng Facebook, và thách thức người dùng tìm được ‘bánh pretzel’ giữa muôn vàn những viên M&M's màu sắc. Trong bối cảnh mà Facebook đang thống trị các nền tảng mạng xã hội tại thời điểm đó, việc chọn nền tảng này là nơi phát hành minigame chính là một bước đi đầy thông minh.

Đây là một sự ứng dụng Gamification thông mình đến từ thương hiệu bánh kẹo này. Chỉ với một minigame puzzle nho nhỏ, sản phẩm đã có thể được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đây được xem là một chiến lược tiết kiệm chi phí và dễ dàng tiếp cận với tệp khách hàng của thương hiệu vào thời điểm ra mắt. 

Thành quả thu về

Game nhỏ, hiệu quả lớn. Tại thời điểm minigame được ra mắt, nó đã tạo ra một cơn sốt truyền thông cực kỳ lớn trên mạng xã hội Facebook. Kết quả cho thấy, chiến dịch thu được:

- Hơn 26.000 lượt like mới cho thương hiệu.

- Nhận được hơn 11.000 lượt bình luận.

- Hơn 6.000 lượt chia sẻ bài đăng.

 

So với những ứng dụng Gamification khác trong năm 2010, đây chính là một ví dụ tiêu biểu cho sự thành công trong việc ứng dụng phương pháp này.

Để nói thêm, cột mốc 2010 đánh dấu sự vươn lên của thuật ngữ Gamification, khi thế giới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của chiến lược này. Đồng thời, giới học thuật cũng dự đoán về sự bùng nổ của việc ứng dụng Gamification trong nhiều năm sau đó.

Điều này đồng thời cho thấy, việc chọn phát hành minigame trên nền tảng Facebook là một lựa chọn cực kỳ thông minh của M&M's. Không chỉ ở việc chọn MXH phù hợp như đã đề cập ở trên, mà còn là việc bắt kịp xu hướng ứng dụng Gamification vào đúng thời điểm hưng thịnh nhất.

Những động lực cốt lõi được M&M's ứng dụng trong chiến dịch.


Vậy những yếu tố động lực nào thuộc
8 động lực mô hình Octalysis đã làm nên sự thành công này:

Nhiệm vụ và lý tưởng cần thực hiện.

M&M's đưa ra nhiệm vụ - Người dùng tìm ra câu trả lời. Đây là dạng kịch bản minigame cực kỳ đơn giản nhưng lại mang về hiệu quả lớn. Tại sao lại thế? Vì nó đánh trực tiếp vào động lực cốt lõi của con người.

“Thôi xong! Chúng mình lạc mất Mr. Pretzel rồi! Bạn có thể giúp chúng mình tìm anh ấy được không?” - Orange. Bằng cách đưa là lời yêu cầu, M&M's tạo cho người chơi cảm giác ‘mình là người được chọn’ để tham gia thử thách tìm Mr. Pretzel. Từ đó, việc tìm thấy Mr. Pretzel mang đến một cảm giác thú vị, hay ho và thoả mãn hơn.

Ảnh hưởng xã hội và khả năng gợi nhớ.

Bắt đầu bằng việc tag 36 người theo dõi fanpage bất kì, cùng với lời kêu gọi “Giúp chúng mình tìm Mr. Pretzel”, M&M's không chỉ kêu gọi người dùng Facebook tham gia vào hành trình tìm kiếm, mà còn là kêu gọi họ tương tác, like - share - comment với minigame.

Đồng thời, chính việc chọn nền tảng phát hành Facebook cũng thể hiện rõ mục đích tăng tương tác nói trên. Facebook ở thời điểm được xem là MXH được yêu thích bậc nhất, với tính tương tác cực kì cao. Lợi dụng ưu điểm này, việc đưa ra nhiệm vụ, kêu gọi người chơi chia sẻ với bạn bè, cùng nhau hoàn thành mục tiêu tìm Mr. Pretzel,... tất cả đều là những kịch bản cực kì chỉn chu và tự nhiên, hướng tới nhóm đối tượng The Socializer và đánh vào động lực Ảnh hưởng Xã hội.

Yếu tố mới lạ và sự tò mò.

Với thể loại puzzle, M&M's đã thành công trong việc lồng ghép hình ảnh thương hiệu vào trò chơi. Đồng thời tạo ra sự tò mò về nhân vật Mr. Pretzel bí ẩn sắp ra mắt. Ai là Mr.Pretzel? Từ đó, người dùng sẽ chủ động đi tìm Mr.Pretzel và biết đến dòng sản phẩm chocolate mới này.

Có thể với tiêu chuẩn thời nay, minigame như Eye-Spy Puzzle có giao diện và kịch bản khá bình thường. Tuy nhiên, đặt vào bối cảnh 11 năm trước, một mê cung toàn những viên kẹo M&M's đủ màu sắc không phải khá thu hút và mới lạ hay sao.

KẾT LUẬN

Để kết lại, tuy đây chỉ là một ứng dụng Gamification vào chiến lược truyền thông đến từ M&M's, nhưng chúng mang lại đầy tính hiệu quả như: tiết kiệm chi phí, tăng độ tương tác dành cho thương hiệu, tăng độ nhận diện sản phẩm,... Chỉ với một minigame nhỏ như vậy mà M&M's dần được mọi người chú ý tới nhiều hơn.

V
ậy nếu là một digital minigame thì như thế nào nhỉ? Với sự đa dạng trong các nền tảng và công cụ thiết kế hiện đại, một minigame kỹ thuật số chẳng phải là quá phù hợp sao? Cũng vừa tiết kiệm chi phí mà còn có thể tiếp cận thế hệ millennials và Gen Z nữa!


Hãy thử trải nghiệm và tạo ngay cho doanh nghiệp một minigame tại Woay - Nền tảng thiết kế minigame nhé. Tụi mình luôn có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình dành cho bạn và doanh nghiệp nè!

Woay - Nền tảng ứng dụng Gamification Marketing

Địa chỉ: Tầng 3, 451/24/4 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, Tp. HCM

Hotline: 089 888 4169

Email: support@woay.vn


Lời cảm ơn từ WOAY đến Đại Anh

Bài viết này có hữu ích với bạn?